Độc đáo nghi thức rửa chiêng đầu năm mới

Nghi thức rửa Chiêng là một trong những hoạt động tín ngưỡng đặc sắc trong Lễ hội xòe chiêng của xã Bản Bo, huyện Tam Đường được tổ chức trong mỗi dịp đầu xuân mới. Hoạt động thiết thực này mang lại nhiều giá trị truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng được bảo tồn và hướng đến mục tiêu phát triển thành sản phẩm du lịch cộng đồng.
DSC00822
Thầy mo dẫn đầu đưa Chiêng, trống và lễ vật ra suối để thực hiện nghi thức rửa Chiêng.
Nghi thức rửa chiêng, nghi thức đầu tiên của Lễ hội xòe chiêng, do thầy mo Lường Văn Âu thực hiện theo nghi thức cổ truyền của người Thái được truyền lại từ bao đời nay. Và đây là năm thứ 3, nghi thức này được tái hiện lại tại lễ hội của xã. Thầy mo Lò Văn Âu - xã Bản Bo, huyện Tam Đường, chia sẻ: Đối với người Thái nói riêng và rất nhiều dân tộc thiểu số nói chung, chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành âm thanh quen thuộc, gần gũi, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Địa điểm được lựa chọn tổ chức lễ rửa chiêng là khu suối có dòng chảy hiền hòa, nước trong, sạch nhất. Trước khi tổ chức lễ hội vài ngày các thanh niên trong bản được giao nhiệm vụ lập đài cúng trang trọng và làm đường đi ra đài cúng để nghi thức rửa chiêng được thực hiện suôn sẻ".
DSC00879
Thầy mo thực hiện nghi thức rửa trống, chiêng tại bờ suối.
Người Thái quan niệm trống, chiêng sau một năm gắn bó với dân bản đã trải qua và chứng kiến tất cả những chuyện buồn, vui của cộng đồng, bởi vậy, một năm cũ qua đi, đón một năm mới sang thì tất cả những gì đã qua, những bụi bặm của cuộc sống phải được rửa trôi hết để đón những cái mới mẻ, may mắn trong một năm mới, bởi vậy, trước khi tổ chức lễ hội xòe thì chiếc chiêng cũng cần phải đưọc gột rửa hết những bụi bẩn của năm cũ để có thể vang lên những tiếng chiêng trong chẻo nhất, sạch sẽ nhất, có như vậy thì cuộc sống của năm mới sẽ được may mắn hơn, ấm no hơn. Đồng thời cũng là cảm tạ thần sông, thần suối đã ban cho nước để tưới tiêu đồng ruộng cho mùa màng tốt tươi. Thóc lúa đầy bồ, trâu bò đầy truồng, chăn nuôi k bị ốm đau, dịch bệnh. Trao đổi thêm với chúng tôi, ông Nguyễn Sỹ Tiện –Phó chủ tịch UBND xã Bản Bo, huyện Tam Đường, nói: Lễ cúng thần suối ban cho nước sạch để rửa đi những bụi bặm, xui sẻo của năm cũ, rửa đi những điều không may của năm cũ và cầu xin thần sông, thần suối ban cho cái mới mẻ, may mắn trong năm mới".
DSC01044
Kết thúc nghi lễ rửa chiêng, thầy mo sẽ xin phép các thần linh cho phép bà con được khai hội đầu năm,
mừng một mùa xuân mới.
Sau khi chiêng đã được rửa sạch, người dân sẽ làm lễ rước từ ngoài suối về nơi tổ chức lễ hội Xòe chiêng và làm các nghi lễ cúng thần linh, thổ thần nơi tổ chức hội xòe. Mục đích chính của việc cúng thần linh là báo cáo với thổ thần nơi đây để thổ thần cho phép người dân tổ chức lễ hội và cầu mong thần linh phủ hộ cho lễ hội được diễn ra thuận lợi, cầu cho con người hòa thuận, đoàn kết, khỏe mạnh, đồng thời xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trâu bò đầy nương, lợn gà đây truồng, người dân được hưởng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Cầm Thanh
Trung tâm VHTT&TT Tam Đường

Tác giả: Quản trị Du lịch Tam Đường, Bài + Ảnh: Cầm Thanh

Nguồn tin: Cầm Thanh - Trung tâm VHTT&TT Tam Đường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

CHUỖI SỰ KIỆN LỄ HỘI PUTALENG HUYỆN TAM ĐƯỜNG LẦN THỨ I, NĂM 2024
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay237
  • Tháng hiện tại7,035
  • Tháng trước12,514
  • Tổng lượt truy cập66,237
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây