Giữ gìn nghề đan lát – giữ nét văn hóa dân tộc
Nghề đan lát từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Tam Đường, đặc biệt là dân tộc Lào, dân tộc Lự. Những sản phẩm đan lát không chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống, sự khéo léo và sáng tạo của người dân. Tuy nhiên, trước sự phát triển của đời sống hiện đại, nghề đan lát đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay gìn giữ và phát huy.
Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Lự, dân tộc Lào và một phần nhỏ dân tộc Kinh ở huyện Tam Đường đã gắn bó với nghề đan lát – một nghề thủ công truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyên liệu chính được sử dụng là tre, nứa, song, mây – những sản vật sẵn có trong rừng. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những thanh tre, sợi mây tưởng chừng bình thường lại biến thành những chiếc gùi, rổ, rá, nong, nia, ghế mây hay những tấm phên bền chắc phục vụ đời sống hàng ngày. Bà Vàng Thị Láng ở bản Mường Mớ, thị trấn Tam Đường chia sẻ: “Ngày xưa ở trên lán nương để làm kinh tế, sản xuất thì chúng tôi lấy tre đan những đồ dùng hàng ngày như cái rổ, cái giỏ, cái dần, sàng. Bây giờ như tôi nhiều tuổi rồi không đi làm được nữa thì vẫn ở nhà đan rổ, đan nia, đan dần để mang ra chợ bán tăng thu nhập, nhiều người vẫn mua mang về sử dụng”
Anh Tẩn A Dao ở bản Tà Chải, xã Hồ Thầu chia sẻ: Những đồ dùng này thì cũng học từ ông được 7 - 8 năm nay rồi, đan những cái này để trưng bày, phục vụ cho ngày lễ. Cái này tính ra thì không khó, nhưng vẫn phải học qua thì mới đan được, hiện nay trên bản có hơn chục người, sau này sẽ truyền lại cho con cháu mình để giữ gìn bản sắc dân tộc Dao của mình”.
Mỗi sản phẩm đan lát không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của từng dân tộc. Với đồng bào Lự, Lào những chiếc sọt, rổ, dần, sàng, giỏ bắt cá… là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc mang lúa, ngô về nhà đến đựng hàng hóa khi đi chợ. Không chỉ riêng đồng bào dân tộc thiểu số, mà dân tộc Kinh, nghề đan lát cũng là nghề truyền thống có từ lâu đời và đến nay một số hộ gia đình vẫn còn giữ và sử dụng những vật dựng đan từ mây, tre thay thế cho những sản phẩm bằng nhựa. Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hải – bản Tiên Bình, Thị trấn Tam Đường nói: “Hiện nay chúng tôi vẫn dùng xảo gánh bèo, túng cắp thóc, cắp gạo..ít mua đồ nhựa, dùng cái này khỏe và lâu bền không như rổ nhựa…”
Dù có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của người dân, nghề đan lát ở Tam Đường nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các sản phẩm công nghiệp như nhựa, inox, kim loại ngày càng phổ biến, giá rẻ hơn, tiện lợi hơn khiến đồ đan lát truyền thống dần bị thay thế. Trước thực tế đó, các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân giữ gìn nghề đan lát của dân tộc mình, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng để quảng bá và phục vụ du khách. Bà Phàn Thị Căm – PCT UBND xã Hồ Thầu cho biết thêm: “Với dân tộc Dao ngoài trang phục, nghề rèn, đan mũ đuôi ngựa thì còn có mây tre đan như đan ghế, rổ rá, mẹt. hiện nay thế hệ trẻ vẫn đan những vật dụng để phục vụ trong gia đình và giữ nghề truyền thống của mình. Chúng tôi tuyên truyền cho bà con ngoài đan lát phục vụ cho gia đình thì còn giữ gìn truyền lại cho thế hệ mai sau…
Giữ gìn nghề đan lát không chỉ là bảo tồn một nghề thủ công mà còn là cách để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Với những nỗ lực từ chính quyền và người dân, hy vọng rằng nghề đan lát ở Tam Đường sẽ tìm được hướng đi phù hợp. Đây không chỉ là cơ hội phát triển kinh tế mà còn là cách để thế hệ hôm nay tiếp nối, gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc cho mai sau./.
Anh Tẩn A Dao ở bản Tà Chải, xã Hồ Thầu chia sẻ: Những đồ dùng này thì cũng học từ ông được 7 - 8 năm nay rồi, đan những cái này để trưng bày, phục vụ cho ngày lễ. Cái này tính ra thì không khó, nhưng vẫn phải học qua thì mới đan được, hiện nay trên bản có hơn chục người, sau này sẽ truyền lại cho con cháu mình để giữ gìn bản sắc dân tộc Dao của mình”.
Mỗi sản phẩm đan lát không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của từng dân tộc. Với đồng bào Lự, Lào những chiếc sọt, rổ, dần, sàng, giỏ bắt cá… là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, từ việc mang lúa, ngô về nhà đến đựng hàng hóa khi đi chợ. Không chỉ riêng đồng bào dân tộc thiểu số, mà dân tộc Kinh, nghề đan lát cũng là nghề truyền thống có từ lâu đời và đến nay một số hộ gia đình vẫn còn giữ và sử dụng những vật dựng đan từ mây, tre thay thế cho những sản phẩm bằng nhựa. Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hải – bản Tiên Bình, Thị trấn Tam Đường nói: “Hiện nay chúng tôi vẫn dùng xảo gánh bèo, túng cắp thóc, cắp gạo..ít mua đồ nhựa, dùng cái này khỏe và lâu bền không như rổ nhựa…”
Dù có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của người dân, nghề đan lát ở Tam Đường nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các sản phẩm công nghiệp như nhựa, inox, kim loại ngày càng phổ biến, giá rẻ hơn, tiện lợi hơn khiến đồ đan lát truyền thống dần bị thay thế. Trước thực tế đó, các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân giữ gìn nghề đan lát của dân tộc mình, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng để quảng bá và phục vụ du khách. Bà Phàn Thị Căm – PCT UBND xã Hồ Thầu cho biết thêm: “Với dân tộc Dao ngoài trang phục, nghề rèn, đan mũ đuôi ngựa thì còn có mây tre đan như đan ghế, rổ rá, mẹt. hiện nay thế hệ trẻ vẫn đan những vật dụng để phục vụ trong gia đình và giữ nghề truyền thống của mình. Chúng tôi tuyên truyền cho bà con ngoài đan lát phục vụ cho gia đình thì còn giữ gìn truyền lại cho thế hệ mai sau…
Giữ gìn nghề đan lát không chỉ là bảo tồn một nghề thủ công mà còn là cách để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Với những nỗ lực từ chính quyền và người dân, hy vọng rằng nghề đan lát ở Tam Đường sẽ tìm được hướng đi phù hợp. Đây không chỉ là cơ hội phát triển kinh tế mà còn là cách để thế hệ hôm nay tiếp nối, gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc cho mai sau./.
Tác giả: Quản trị Du lịch Tam Đường, Bài + Ảnh: Trọng Hoản, Ngọc Hà
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận