Giã bánh dày – Nét độc đáo của đồng bào dân tộc Mông
Bánh dày - một món ăn dân dã nhưng mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, từ lâu đã trở thành biểu tượng của người Mông. Không chỉ là món ăn quen thuộc trong các dịp lễ, tết, giã bánh dày còn là một phong tục mang đậm tinh thần đoàn kết, thể hiện sự khéo léo, sức mạnh và tinh thần lao động của dân tộc Mông.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Putaleng lần thứ II năm 2025, thi giã bánh dày đã trở thành tâm điểm thu hút đông đảo người dân và du khách. Với sự tham gia của 6 đội với gần 50 thành viên đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Bánh dày (còn gọi là dí pẻng theo tiếng Mông) là một món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, thường xuất hiện trong các dịp lễ, Tết, hội xuân hay những sự kiện quan trọng của gia đình. Ngay từ sáng sớm, khu vực thi giá bánh dày đã rộn ràng tiếng cười nói. Những người đàn ông Mông khỏe mạnh, tay cầm chày gỗ, nhịp nhàng giã những mẻ nếp dẻo thơm. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nhanh tay nhồi, nặn bánh, tạo nên một không khí vui tươi, đoàn kết. Đang mải miết nặn những chiếc bánh dày, chị Chang Thị Sung đến từ bản Can Hồ xã Khun Há vui vẻ chia sẻ: “Người giã bánh phải là những người có sức khỏe, khi giã bánh mới mềm mịn, khi nặn bánh đòi hỏi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông, trước kia người Mông chỉ làm bánh vào dịp lễ tết hoặc những ngày quan trọng của gia đình, bây giờ thì làm thường xuyên để giới thiệu quảng bá tới du khách...
Làm bánh dày không đơn giản, mà đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu từ khâu chọn gạo đến cách giã bánh. Gạo nếp dùng làm bánh phải là loại ngon nhất, dẻo thơm, được ngâm kỹ qua đêm rồi đồ chín. Khi gạo chín, người ta đổ ra cối gỗ, sau đó những chàng trai khỏe mạnh thay phiên nhau giã nhịp nhàng bằng những chiếc chày lớn khi xôi vẫn đang còn nóng hổi. Đây là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo và tinh thần đồng đội. Thường có hai người giã đối nhau nhịp nhàng, một người trở bánh để đảm bảo bánh nhuyễn mịn. Anh Lý A Ka – bản Hồ pên, xã Tả Lèng chó biết: “ Để làm ra được những chiếc bánh dày ngon thì phải có gạo nến nương, người mông tự để giống, gạo phải chọn gạo dẻo bánh mới dai, dẻo và thơm ngon được…”
Đến với hội thi giã bánh dày, du khách không chỉ được chứng kiến quá trình làm bánh mà còn có cơ hội trực tiếp tham gia trải nghiệm, thử sức với việc giã bánh. Đây không chỉ là một hoạt động mang tính biểu diễn mà còn là dịp để người dân giới thiệu về phong tục truyền thống của dân tộc mình. Chị Phùng Thu Oang – một du khách đến từ Thủ đô Hà Nội chia sẻ với phóng viên về cảm xúc của mình khi được tham gia trải nghiệm giã bánh dày: “Đây là lần đầu tiên tôi đến với mảnh đất Tam Đường, được tham gia trải nghiệm giã bánh và thưởng thức món bánh dày của người dân tộc Mông. Tôi cảm thấy rất thú vị, tôi thấy quy trình làm bánh rất công phu tỉ mỉ, bánh rất dẻ và thơm. Đây thực sự là một nét văn hóa rất độc đáo của người dân tộc Mông nới đây”
Các đội thi đang thực hiện ông đoạn nặn bánh dày
Người Mông quan niệm rằng bánh dày tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, hai yếu tố quan trọng trong đời sống tâm linh và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, những chiếc bánh dày được làm ra thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và ước mong một cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Trao đổi với chúng tôi, ông Giàng A Thanh – PCT HĐND huyện Tam Đường cho biết: “Bánh dày gắn liền với đời sống dân tộc mông, nhằm quảng bá hình ảnh món ăn của đồng bào chúng tôi đã đưa vào các lễ hội, tổ chức các cuộc thi để giới thiệu quảng bá truyền thống của dân tộc tới đông đảo du khách…”
Việc tái hiện hoạt động giã bánh dày trong lễ hội Putaleng không chỉ giúp người dân ôn lại nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là cơ hội để quảng bá ẩm thực, du lịch địa phương và ngày càng có nhiều du khách trong, ngoài nước tìm đến Tam Đường để trải nghiệm và khám phá nét văn hóa đặc sắc này./.

Công đoạn giã bánh cần sức khỏe của những người đàn ông dân tộc Mông.
Làm bánh dày không đơn giản, mà đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu từ khâu chọn gạo đến cách giã bánh. Gạo nếp dùng làm bánh phải là loại ngon nhất, dẻo thơm, được ngâm kỹ qua đêm rồi đồ chín. Khi gạo chín, người ta đổ ra cối gỗ, sau đó những chàng trai khỏe mạnh thay phiên nhau giã nhịp nhàng bằng những chiếc chày lớn khi xôi vẫn đang còn nóng hổi. Đây là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo và tinh thần đồng đội. Thường có hai người giã đối nhau nhịp nhàng, một người trở bánh để đảm bảo bánh nhuyễn mịn. Anh Lý A Ka – bản Hồ pên, xã Tả Lèng chó biết: “ Để làm ra được những chiếc bánh dày ngon thì phải có gạo nến nương, người mông tự để giống, gạo phải chọn gạo dẻo bánh mới dai, dẻo và thơm ngon được…”
Đến với hội thi giã bánh dày, du khách không chỉ được chứng kiến quá trình làm bánh mà còn có cơ hội trực tiếp tham gia trải nghiệm, thử sức với việc giã bánh. Đây không chỉ là một hoạt động mang tính biểu diễn mà còn là dịp để người dân giới thiệu về phong tục truyền thống của dân tộc mình. Chị Phùng Thu Oang – một du khách đến từ Thủ đô Hà Nội chia sẻ với phóng viên về cảm xúc của mình khi được tham gia trải nghiệm giã bánh dày: “Đây là lần đầu tiên tôi đến với mảnh đất Tam Đường, được tham gia trải nghiệm giã bánh và thưởng thức món bánh dày của người dân tộc Mông. Tôi cảm thấy rất thú vị, tôi thấy quy trình làm bánh rất công phu tỉ mỉ, bánh rất dẻ và thơm. Đây thực sự là một nét văn hóa rất độc đáo của người dân tộc Mông nới đây”


Các đội thi đang thực hiện ông đoạn nặn bánh dày
Người Mông quan niệm rằng bánh dày tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, hai yếu tố quan trọng trong đời sống tâm linh và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, những chiếc bánh dày được làm ra thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và ước mong một cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Trao đổi với chúng tôi, ông Giàng A Thanh – PCT HĐND huyện Tam Đường cho biết: “Bánh dày gắn liền với đời sống dân tộc mông, nhằm quảng bá hình ảnh món ăn của đồng bào chúng tôi đã đưa vào các lễ hội, tổ chức các cuộc thi để giới thiệu quảng bá truyền thống của dân tộc tới đông đảo du khách…”
Việc tái hiện hoạt động giã bánh dày trong lễ hội Putaleng không chỉ giúp người dân ôn lại nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là cơ hội để quảng bá ẩm thực, du lịch địa phương và ngày càng có nhiều du khách trong, ngoài nước tìm đến Tam Đường để trải nghiệm và khám phá nét văn hóa đặc sắc này./.
Tác giả: Quản trị Du lịch Tam Đường, Trọng Hoản - Ngọc Hà
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận