Bảo tồn, lưu giữ nghề vẽ sáp ong trên vải
Vẽ sáp ong trên vải, một nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông, không chỉ là phương pháp tạo nên những bộ trang phục rực rỡ sắc màu mà còn mang trong mình giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay trước sự phát triển của công nghệ may mặc nghề vẽ sáp ong trên vải đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Và những người phụ nữ dân tộc Mông ở Tam Đường đang nỗ lực bảo tồn, lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc mình.
Nghề vẽ sáp ong trên vải lanh đã gắn bó với đồng bào Mông từ thế hệ này sang thế hệ khác từ bao đời nay. Từ nhỏ, các bé gái đã được các mẹ, các bà dạy cách chấm sáp, vẽ họa tiết lên vải trước khi nhuộm chàm. Mỗi đường nét trên vải không chỉ thể hiện sự khéo léo của người thợ mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng. Các hoa văn chủ yếu mô phỏng thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, phản ánh tâm hồn của người Mông qua từng đường nét tinh xảo. Chị Lý Thị Chu – bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng chia sẻ: “Ngày xưa mình bé thì các bà, các cụ dạy cho mình, mình vẽ cái này để làm váy này đấy, bây giờ cũng bảo cho con cháu mình, chịu khó làm 1 năm được 3 bộ, không chịu khó làm thì không được đâu…”
Nghề vẽ sáp ong trên vải không chỉ là một phương thức mưu sinh mà còn là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng. Việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống này không chỉ là trách nhiệm của riêng nghệ nhân mà cần sự chung tay của cả cộng đồng./.

Vẽ sáp ong trên vải được bảo tồn, lưu giữ
Nhằm giữ gìn nghề truyền thống, nhiều nghệ nhân và những người phụ nữ cao tuổi đã chủ động truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng chỉ đạo các đoàn thể, các bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mình để thúc đẩy phát triển du lịch. Tổ chức hội thi vẽ sáp ong trên vải để quảng bá nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì chị em phụ nữ đã sáng tạo ra bộ dụng cụ hoa văn, họa tiết để giảm thời gian làm so với phương thức thủ công. Ông Hảng A Sính – PCT UBND xã Sơn Bình cho biết: Hiện nay trên Sơn Bình có 3 bản đang thực hiện vẽ sáp ong, thời gian tới chúng tôi định hướng để nhân rộng ra các bản trên địa bàn, hiện trên địa bàn xã có bản Chu Va 6 là bản du lịch cộng đồng thời gian tới chúng tôi duy trì, phát triển nghề thêu, vẽ sáp ong để làm ra những đồ lưu niệm bán cho du khách. Trước bà con làm truyền thống dùng bút vẽ, nhưng hiện nay khoa học phát triển nên bà con đã sử dụng khoa học để làm nhanh hơn…”

Vẽ sáp ong trên vải được bảo tồn, lưu giữ
Trao đổi thêm với phóng viên, ông Đỗ Trọng Thi - Trưởng phòng Văn hóa, khoa học và Thông tin huyện Tam Đường cho biết: “Đây là lần đầu tiên BTC đưa vẽ sáp ong trên nền vải, đây là nội dung mới, chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra thể lệ cuộc thi, chúng tôi mong muốn bảo tồn nghề vẽ sáp ong này đối với người Mông, quảng bá trang phục người Mông, đặc biệt là ngành Mông hoa trên địa bàn huyện.Nghề vẽ sáp ong trên vải không chỉ là một phương thức mưu sinh mà còn là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng. Việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống này không chỉ là trách nhiệm của riêng nghệ nhân mà cần sự chung tay của cả cộng đồng./.
Tác giả: Quản trị Du lịch Tam Đường, Trọng Hoản - Ngọc Hà
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận