Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn
Đã xem: 42
Thích: 1
Không thích: 0
Cây đa cổ thụ - biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân xã Thèn SinƯớc tính cây đa có tuổi đời hơn 500 năm, cây đa cổ thụ sở hữu vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi với chu vi 10,6m, đường kính gốc 3,37m; chiều cao 21,2m; tán lá xum xuê, rợp bóng mát cả một khoảng rộng hơn 170m. Thân cây to lớn, rễ cây tua tủa như những dải lụa quấn quanh, bám sâu vào lòng đất như thể níu giữ sự trường tồn cùng thời gian. Bao quanh cây đa là những thảm cỏ xanh mướt, tạo thành nơi nghỉ chân lý tưởng cho người dân sau mỗi ngày làm việc vất vả.Cây đa cổ thụ không chỉ mang giá trị vẻ đẹp của biểu tượng trường tồn mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Thèn Sin. Theo truyền thuyết, cây đa là nơi trú ngụ của các vị thần linh, che chở cho dân làng bình an, may mắn. Vào những dịp lễ hội, người dân thường tụ tập dưới gốc đa để vui chơi, ca hát, tạo nên bầu không khí náo nhiệt, rộn ràng. Cây đa cũng là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng như cúng tế, cầu an, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người dân đối với tổ tiên.Các bậc cao niên, cán bộ lão thành cách mạng xã Thèn Sin kể lại: Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, vị trí cây đa này còn là nơi những người yêu nước thường tụ họp để bàn bạc kế sách, phương án đối phó với các cuộc càn quét bắt phu, chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân. Đặc biệt để chuẩn bị, phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, vào năm 1952 tại nơi đây cán bộ ta đã tổ chức họp bàn để ủng hộ sức người, đóng góp thóc lúa cho bộ đội tham gia chiến dịch.Trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979, vị trí cây đa lại là nơi Ủy ban hành chính xã, lực lượng dân quân địa phương tổ chức họp bàn phương án chống lại cuộc xâm lược, bàn bạc kế hoạch di tán dân cư đến nơi an toàn.Cây đa như "một chứng nhân lịch sử" của nhân dân các dân tộc xã Thèn Sin, đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, thiêng liêng của người dân nơi đây; nhiều lần bom đạn của thực dân, đế quốc rơi cũng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển trường tồn của cây đa. Vào dịp 3/3, 6/6 âm lịch hàng năm, nhân dân có dịp cùng nhau hội họp, cầu khấn thần linh, cầu mong các vị thần ban cho sức khỏe, mọi việc may mắn, thuận lợi, nhân dân ngày càng giàu có và hạnh phúc.Với giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh to lớn, cây đa cổ thụ Thèn Sin đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây là sự công nhận xứng đáng với giá trị về mặt thiên nhiên môi trường cũng như giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh của cây đa cổ thụ; đây là tiền đề để xã Thèn Sin quảng bá, phát triển du lịch, giới thiệu về Cây Đa di sản Việt Nam nói riêng, cũng như văn hoá con người xã Thèn Sin đến với du khách thập phương.(Video: Cầm Thanh - Trung tâm VHTT&TT Tam Đường)

  Ý kiến bạn đọc

Video - Clips du lịch
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay212
  • Tháng hiện tại8,846
  • Tháng trước5,693
  • Tổng lượt truy cập55,534
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây