NGHỀ RÈN TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG

Đồng bào dân tộc Mông có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng của dân tộc mình như nghề chế tác nhạc cụ, nghề nhuộm chàm, thêu dệt thổ cẩm, nghề đan lát các dụng cụ sinh hoạt. Trong đó, phải kể đến nghề rèn đúc nông cụ thủ công. Mời bạn đọc cùng theo chân chúng tôi đến bản Lao Chải 1, xã Khun Há, huyện Tam Đường để tìm về nghề rèn của người dân tộc Mông nơi đây!
VNghề rèn của dân tộc Mông có từ lâu đời. Trước kia, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ngày nay trong xu thế phát triển, nhưng nhiều người Mông vẫn thích sử dụng các nông cụ do tự tay mình làm ra hoặc do chính đồng bào mình làm ra theo phương thức thủ công... Các sản phẩm rèn của người Mông nổi tiếng bởi độ bền, độ tinh xảo với bí quyết riêng đã được rất nhiều người biết đến với những sản phẩm như con dao, chiếc xẻng, lưỡi cày hay cái cuốc... Như anh Cứ A Măng - Bản Lao Chải 1 , xã Khun Há, huyện Tam Đường là một trong số ít hộ người Mông trong bản còn giữ  được nghề rèn truyền thống của gia đình  ông cha để lại. Anh Măng, chia sẻ: Bản thân tôi thì đã được tiếp xúc với nghề này từ bé vì bố tôi thường xuyên làm nghề này. Trong bản thì thanh niên gần như vẫn còn giữ được cái nghề này. Để có con dao tốt, tay mình phải đẩy kéo pít tông nhịp nhàng, để than cháy thanh sắt sao cho đủ nhiệt và đánh những vật dụng theo ý tưởng của mình. Làm nghề này ngoài gìn giữ được bản sắc của dân tộc mình thì cũng giúp cho chúng tôi có thêm thu nhập".
nr (1)

Nghề rèn truyền thống của người Mông tại bản Lao Chải 1, xã Khun Há, huyện Tam Đường.

Nghề rèn của đồng bào Mông ở xã Khun Há không chỉ tạo ra những nông cụ thiết thực trong đời sống mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt gắn với phát triển du lịch cộng đồng bản Lao Chải 1 khi có du khách tham quan. Hiện nay, trong các thôn, bản người Mông trong huyện chỉ còn rất ít hộ lưu giữ nghề rèn truyền thống này, tuy nhiên nhu cầu sử dụng nông cụ rèn vẫn rất lớn. Để duy trì nghề rèn truyền thống này, ông Vàng Páo Ly – P.Chủ tịch UBND xã Khun Há, huyện Tam Đường, cho biết thêm: "Đối với bản Lao Chải 1, người dân tại đây vẫn thực hiện duy trì rất tốt về nghề rèn truyền thống này, để nghề rèn không bị mai một xã cũng chú trọng công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề rèn truyền thống, đây không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo riêng của dân tộc".

 
Video nghề rèn của người Mông tại bản Lao Chải 1

Trong những năm qua, việc bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống, nhất là nghề rèn của người Mông cũng đã được chú trọng quan tâm. Thế nhưng, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, cũng như các nghề truyền thống khác, nghề rèn của người Mông gặp không ít khó khăn. Sản phẩm làm ra vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi mà chỉ phục vụ cho nhu cầu trong gia đình là chủ yếu. Nghề rèn của người Mông chủ yếu tồn tại theo kiểu "cha truyền con nối", không có tài liệu hay sổ sách ghi chép lại nên dần dần nó đã bị mai một. Những thợ rèn tay nghề cao mất đi, trong khi giới trẻ lại không còn ai mặn mà với nghề của cha ông. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề rèn truyền thống của người Mông là một việc làm hết sức cấp bách đang đặt ra. Bởi nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo riêng của dân tộc.

Bài + Ảnh + Video: Cầm Thanh

Trung tâm VHTT&TT Tam Đường

Tác giả: Quản trị Du lịch Tam Đường, Bài + +Video + Ảnh: Cầm Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

CHUỖI SỰ KIỆN LỄ HỘI PUTALENG HUYỆN TAM ĐƯỜNG LẦN THỨ I, NĂM 2024
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay554
  • Tháng hiện tại2,405
  • Tháng trước5,693
  • Tổng lượt truy cập49,093
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây